Blogs

« Back

Cao Gắm Và Những Điều Cần Biết

Việc điều trị gout bằng thuốc tây có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt khi làm dụng quá nhiều thuốc giảm đau. Vậy nên người bệnh luôn muốn tìm kiếm một loại thảo dược thiên nhiên vừa an toàn lại mang đến hiệu quả điều trị cao. Trong các loại thảo dược chữa bệnh gout thì không thể không nhắc đến cao gắm - một vị thuốc quý của rừng, mang đến hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh gout.

Sơ lược về cây cao gắm

Cây gắm hay còn có tên gọi khoa học đó là Gnetum montanum Markgr Gnetaceae. Đây là loại cây dây leo và có độ dài lên đến 10 – 12m thường mọc hoang ở các vùng núi cao ở các tỉnh Tây Bắc như Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang,.... Cây có thân to, các đốt phình lên và phiến lá có hình trái xoan, thuôn dài.

Hình ảnh dây gắm

Hình ảnh dây Gắm

Theo Đông Y, cây Gắm có tính ôn, vị đắng, có tác dụng khu phong, trừ thấp, tan ứ và hoạt huyết. Đặc biệt hơn cây còn có khả năng tăng cường chuyển hóa và có tác dụng hiệu quả trong việc hạ nồng độ acid uric trong máu.

Dây Gắm trên rừng thường được người dân thu hái vào một thời điểm nhất định trong năm, bởi theo người dân thì dây Gắm thu hoạch vào thời điểm đó có chất lượng tốt nhất. Sau khi thu về dây gắm được đem rửa sạch, chặt nhỏ và sao khô. Trước khi đem nấu thành cao cần đảm bảo công đoạn sơ chế dây Gắm thật kỹ lưỡng.

Sau sơ chế dây gắm được đem đi đun trong khoảng thời gian 3 ngày 3 đêm. Qua công đoạn cô đặc và tinh lọc đã hình thành nên sản phẩm cao gắm. Loại cao gắm này được sử dụng để pha nước uống hoặc ngâm với rượu uống.

Cao Gắm có tác dụng rất tốt đối với các bệnh về xương khớp và đặc biệt mang đến hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị bệnh gout.

Tác dụng của cao gắm trong điều trị gout

Gout là một trong những căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện nay. Bệnh khởi phát do sự rối loạn chuyển hóa, đặc biệt gây tăng nồng độ acid uric trong cơ thể. Lâu dần acid uric sẽ lắng đọng lại và tạo thành các tinh thể muối urat tại các khớp xương và gây nên các cơn đau nhức dữ dội. Khi các tinh thể urat này tích tụ lâu ngày và không được đào thải ra ngoài sẽ gây nổi các u cục tophi.

bệnh Gout

Bệnh Gout

Không những vậy, do chức năng của thận bị suy giảm khiến quá trình đào thải acid uric ra khỏi cơ thể bị gián đoạn cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh gout. Các triệu chứng điển hình của bệnh gout mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy như: Các khớp xương có dấu hiệu sưng, nóng đỏ khiến việc vận động bị ảnh hưởng. Gout cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Khi bệnh tiến triển thành giai đoạn mạn tính thì nguy cơ gây nên những biến chứng nguy hiểm là rất cao.

Theo nghiên cứu, cao gắm có tác dụng tiêu viêm và giải độc vô cùng tốt. Đây là loại thuốc dân gian được cha ông ta ngày xưa tin tưởng và sử dụng nhằm giảm sưng đau trong việc chữa trị các bệnh về xương khớp vô cùng hiệu quả.

cao Gắm

Cao Gắm

Bên cạnh làm giảm các triệu chứng sưng đau, việc sử dụng cao gắm còn hỗ trợ tăng cường chuyển hóa, giúp quá trình đào thải và hạ nồng độ acid uric máu trong cơ thể một cách hiệu quả nhất.

Xem thêm: Điều trị Gout hiệu quả bằng cao gắm

Những lưu ý cơ bản khi dùng cao gắm

chế độ ăn cho người bị bệnh Gout

chế độ ăn cho người bị bệnh Gout

Công dụng chữa bệnh gout của cao gắm đã được kiểm chứng cụ thể. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để mang lại hiệu quả tối đa trong điều trị bệnh như:

  •  Cần sử dụng cao Gắm đúng cách để phát huy tối đa tác dụng.
  • Kiên trì trong quá trình điều trị. Do cao Gắm là có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên nên để có hiệu quả điều trị cao thì cần phải kiên trì sử dụng từ 4-6 tháng.
  • Người bệnh cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh. Kiêng ăn các loại thực phẩm nhiều nhân purin, đạm như thịt bó, thịt gà, hải sản, măng, nấm... Tập thể dục thể thao thường xuyên.

Như vậy, cao gắm là một loại thảo dược mang đến hiệu quả rất cao trong việc điều trị các bệnh về xương khớp nói chung và bệnh gout nói riêng. Tuy nhiên việc sử dụng cao gắm để điều trị gout bắt buộc người bệnh phải thật kiên trì, sử dụng thuốc đều đặn thì mới có thể phát huy tốt đa công dụng trong điều trị.

Comments
Trackback URL:

No comments yet. Be the first.