Blogs

« Πίσω

Bệnh Chàm eczema có nguy hiểm không? Nhận biết và cách điều trị hiệu quả

Chàm eczema là căn bệnh gây nên các triệu chứng như đỏ da, ngứa rát, đau vô cùng khó chịu. Những ai khi mắc phải căn bệnh này không chỉ bị ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày mà còn mất tự tin trong giao tiếp.

Việc hiểu rõ bệnh từ nguyên nhân, triệu chứng cho tới mức độ nguy hiểm, cách điều trị chính là cách giúp bạn có thể tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân của mình. Chính vì vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin tổng quan nhất và một số biện pháp điều trị để mọi người nắm rõ hơn.

Chàm eczema là gì?

Chàm eczema là gì?

Bệnh chàm eczema là một trong những loại bệnh về da liễu mạn tính dễ tái phát và kéo dài trong nhiều năm. Bệnh tuy không gây ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh nhưng lại làm giảm đi chất lượng cuộc sống cũng như tính thẩm mỹ cho những ai không may mắc phải.

Chàm eczema là tình trạng viêm da với những biểu hiện rõ ràng trên bề mặt da. Khi mắc phải căn bệnh này da sẽ thường xuyên xuất hiện các mụn nước kèm theo đó là tình trạng ngứa đỏ vô cùng khó chịu, lở loét, nhiễm trùng, sẹo thâm từ đó gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh rất lớn.

Bệnh chàm eczema được chia thành các loại bệnh dựa vào nguyên nhân hoặc khu vực nhiễm bệnh như sau:

Chàm do tiếp xúc với dị ứng: Bệnh chàm này xuất hiện do người bệnh tiếp xúc với chất gây dị ứng. Hiện tượng này thương do phản ứng của hệ thống miễn dịch khi tiếp xúc với các tác nhân từ bên ngoài.

Chàm tổ đỉa: Biểu hiện bệnh xuất hiện chủ yếu ở khu vực lòng bàn chân và bàn tay với đặc trưng điển hình nhất là xuất hiện các mụn nước.

Bệnh chàm bã nhờn: Chàm dạng da nhờn có vảy, màu vàng và thường tập trung nhiều ở da đầu và mặt.

Triệu chứng chàm eczema

Nhận biết sớm các triệu chứng là một trong một những việc làm quan trọng trong điều trị. Tuy bệnh chàm này có các dấu hiệu gần giống với các bệnh da liễu do vậy bạn cần phải hết sức lưu ý để tránh bị nhầm lẫn. Người bệnh có thể nhận biết bệnh thông qua các triệu chứng sau đây:

Triệu chứng chàm eczema

Xuất hiện các mảng hồng ban: Trên bề mặt da của người bệnh sẽ xuất hiện các mảng hồng ban và kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

Xuất hiện mụn nước trên da: Tình trạng mụn nước xuất hiện nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào mức độ tình trạng của bệnh. Mụn nước có kích thước nhỏ bằng đầu tăm, mọc kín và sát nhau, sau một thời gian phát triển sẽ tự vỡ.

Ngứa da: Đây là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh. Khi các vùng da bị tổn thương những cơn ngứa sẽ bắt đầu xuất hiện chủ yếu vào ban đêm, mức độ nặng nhẹ sẽ tùy thuộc vào tình trạng của bệnh.

Da đóng vảy, bong tróc: Một dấu hiệu nhận biết khác của căn bệnh này đó chính là da khô, đóng vảy và bị bong tróc, đây là quy luật của da khi bị eczema. Lúc này các tế bào da đã bị tổn thương nghiêm trọng, mọc lớp vảy sừng cứng và rất mất thẩm mỹ.

Bệnh tái phát nhiều lần: Nếu như bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính thì rất khó có thể điều trị bệnh dứt điểm. Chỉ cần có điều kiện là căn bệnh này có thể tái phát bất cứ khi nào.

Nguyên nhân gây chàm eczema

Bệnh chàm eczema xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Thông thường căn bệnh này sẽ có liên quan đến nhiều gen có chức năng tổng hợp các chất bảo vệ da. Nếu như các gen này bị lỗi làn da sẽ không còn được bảo vệ tốt nhất từ đó dễ gây ảnh hưởng tới các yếu tố môi trường, các chất kích thích và dị nguyên.

Bệnh chàm eczema xuất hiện do nhiều yếu tố gây nên như:

  • Do truyền nhiễm: Nhiều người mắc phải căn bệnh chàm này thường có liên quan đến lây nhiễm nấm, vi khuẩn.
  • Do chế độ ăn uống: Những loại thực phẩm chứa nhiều độc tố, gây nên nhiều loại bệnh nói chung và các bệnh da liễu nói riêng. Vì vậy, chế độ ăn uống cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây nên căn bệnh chàm eczema này.
  • Môi trường sống: Môi trường sống cũng được xem là một trong những yếu tố gây nên bệnh chàm này. Các tác nhân có hại từ môi trường ô nhiễm có thể tấn công xâm nhập vào làn da gây nên tình trạng ngứa ngáy, viêm nhiễm, kéo dài lâu ngày rất dễ dẫn đến các bệnh chàm.

Do căng thẳng mệt mỏi

Hoặc có thể do một số nhân tố khác gây nên: Áp lực công việc, học tập ngày càng lớn, tinh thần liên tục bị căng thẳng, mệt mỏi, stress. Người bệnh ngủ không đủ giấc hoặc kinh nguyệt không đều, hoặc mắc các bệnh ruột mãn tính, ký sinh trùng…

Chàm eczema có nguy hiểm không?

Về cơ bản, bệnh chàm tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng những lại khiến cho người bệnh luôn cảm thấy khó chịu và làm ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Nếu như chủ quan không chữa trị hay áp dụng biện pháp không đúng cách thì người bệnh có thể phải đối mặt với rất nhiều hậu quả xấu. Một số biến chứng mà bệnh chàm có thể gây nên như:

  • Viêm mũi dị ứng hoặc hen suyễn
  • Da bị ngứa và đóng vảy mãn tính:
  • Nhiễm trùng da:
  • Dễ bị viêm da hơn khi gặp chất kích thích

Bị chàm eczema nên làm gì?

Bên cạnh việc thực hiện đúng theo các hướng dẫn chỉ định của bác sĩ thì người bệnh cũng nên thực hiện một số biện pháp sau để hỗ trợ quá trình điều trị:

Uống nước đầy đủ mỗi ngày

  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để duy trì được lớp ẩm bảo vệ da, đồng thời hỗ trợ quá trình lọc chất thải độc hại.
  • Tắm rửa đúng cách cũng là một trong những biện pháp giúp bệnh nhanh khỏi, đồng thời hạn chế bệnh tái phát. Người bệnh nên tắm ngày 1 lần, thời gian tắm tốt nhất từ 5-10 phút. Nên sử dụng nước ấm để tắm, không chà sát cơ thể quá mạnh, không dùng khăn cứng để lau người như vậy có thể gây trầy xước da.
  • Sử dụng các loại sản phẩm làm sạch cơ thể chuyên biệt, sử dụng sữa tắm có tính dịu nhẹ như vậy mới có thể giúp cơ thể được giữ ẩm một cách tốt nhất.
  • Nên mặc quần áo mềm để giảm kích ứng cũng như cảm giác khó chịu thì người bệnh cũng nên chọn những quần áo rộng rãi như vậy mới có thể giảm ma sát xảy ra giữa quần áo và da.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm dễ gây kích ứng da như hải sản, trứng, đậu phộng cũng là một trong những vấn đề mà người bị bệnh chàm cần phải lưu ý.
  • Sau khi hoạt động cơ thể ra nhiều mồ hôi thì bạn nên vệ sinh cơ thể ngay. Hạn chế sử dụng các loại xà phòng dễ gây kích ứng da.
  • Bổ sung các thực phẩm có khả năng thanh nhiệt và giải độc như rau củ, hoa quả tươi.

Điều trị chàm eczema

Khi mắc bệnh chàm eczema bạn không nên quá lo lắng. Căn bệnh tuy không thể điều trị dứt điểm nhưng có thể sử dụng các loại thuốc tây hoặc bài thuốc dân gian để làm giảm các triệu chứng khó chịu.

Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà người bệnh có thể lựa chọn những cách điều trị sao cho phù hợp nhất.

Thuốc trị chàm eczema

Thuốc điều trị chàm eczema sẽ có tác dụng kiểm soát tình trạng ngứa da cũng như hạn chế được một số tổn thương khác. Không chỉ vậy, còn ngăn ngừa không cho bệnh tái phát và phòng tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

  • Thuốc mỡ và kem bôi ngoài da

Bôi thuốc ngoài da

Trong một số trường hợp bác sĩ sẽ kê thuốc mỡ và kem bôi ngoài da cho người bệnh để hạn chế các cơn ngứa cũng như giúp da mau lành hơn.

Thuốc Corticosteroid: Loại thuốc này được sử dụng khá phổ biến trong bệnh chàm eczema. Thuốc có tác dụng cải thiện tình trạng ngứa da, giảm đỏ da, giảm sưng và viêm.

Thuốc ức chế calcineurin: Thuốc ức chế này sẽ tác động đến các hoạt động và nguyên lý vận hành của hệ thống miễn dịch. Từ đó sẽ giúp cho người bệnh làm dịu nhanh các tình trạng ngứa da, đỏ da, bong tróc và giảm thêm các triệu chứng khó chịu khác.

  • Thuốc kháng sinh histamine

Nếu như tình trạng bệnh chàm eczema ngày càng trở nên nghiêm trọng hoặc không có dấu hiệu thuyên giảm thì thuốc kháng sinh histamine sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Loại thuốc này thường được bào chế dưới dạng viên uống người bệnh có thể sử dụng theo toa hoặc không theo toa.

  • Thuốc sinh học

Sử dụng thuốc sinh học để đưa vào cơ thể giúp chúng kiểm soát tốt các phản ứng của hệ miễn dịch. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ được sử dụng khi các bác sĩ chuyên gia phê duyệt.

  • Nhóm thuốc Corticosteroid

Nhóm thuốc này thường được bác sĩ chỉ định khi bệnh nhân ở mức độ nghiêm trọng và rất khó có thể kiểm soát. Tùy thuộc vào mỗi loại thuốc mà bác sĩ kê đơn là khác nhau, sử dụng phổ biến nhất là thuốc uống và thuốc tiêm. Thuốc có khả năng kiểm soát tốt các bệnh chàm và các triệu chứng của bệnh.

  • Liệu pháp ánh sáng

Phương pháp trị quang học

Liệu pháp ánh sáng còn có tên gọi khác đó chính là liệu pháp quang học. Khi áp dụng các biện pháp này bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng một thiết bị máy với một loại tia sáng đặc biệt để chiếu vào da.

Cách chữa chàm eczema tại nhà

Các bài thuốc dân gian điều trị bệnh chàm eczema cũng là một trong những phương pháp được khá nhiều người lựa chọn hiện nay. Những bài thuốc này đều sử dụng nguyên liệu tự nhiên quen thuộc có tác dụng làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu ở mức độ nhẹ. Bạn có thể áp dụng một số cách sau đây:

  • Dùng lá trầu không

Bạn có thể sử dụng lá trầu không để trị bệnh chàm. Bởi lá trầu có tính sát khuẩn cao, khi áp dụng sẽ làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Cách thực hiện như sau:

  • Lấy một nắm lá trầu không mang đi rửa sạch rồi để ráo nước.
  • Nấu một nồi nước sôi rồi cho lá trầu không vào nấu trong khoảng 10 phút.
  • Đợi nước nguội đổ ra chậu và ngâm rửa vùng da bị bệnh trong khoảng 10 phút.

Với bài thuốc này bạn nên áp dụng ngày 1 lần để mang lại hiệu quả cao nhất.

  • Dùng dầu dừa

Dầu dừa

Dầu dừa có chứa vitamin E giúp dưỡng ẩm cho da, nhanh chóng phục hồi các tổn thương và giảm những cơn ngứa ngáy khó chịu do bệnh gây nên.

Để thực hiện cách này vô cùng đơn giản, nhưng để mang lại hiệu quả cao trước tiên bạn cần phải vệ sinh da sạch sẽ và lau khô. Sau đó sử dụng một lượng dầu dừa thích hợp để bôi lên da.

Massage nhẹ nhàng để cho các tinh chất thấm vào da. Đợi trong khoảng 20 phút rồi vệ sinh lại thật sạch sẽ.

  • Dùng lá ổi

Việc chữa bệnh chàm eczema bằng lá ổi cũng đang được khá nhiều người lựa chọn áp dụng bởi cách thực hiện khá đơn giản:

  • Lấy một nắm lá ổi mang rửa sạch sau đó ngâm qua nước muối để loại bỏ hết chất bẩn, vi khuẩn.
  • Đun một nồi nước sôi cho lá ổi vào và nấu trong khoảng 20 phút cho đến khi các tình chất có trong lá ổi tan hết ra.
  • Đổ nước ra chậu cho nguội sau đó dùng để ngâm rửa vùng da bị bệnh trong khoảng 10 phút. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng lá chà sát nhẹ lên vùng da bị chàm để tăng thêm công dụng.

Áp dụng ngày 1 lần cho đến khi khỏi bệnh.

Bị chàm eczema kiêng gì?

Ngoài việc tuân thủ theo đúng các hướng dẫn chỉ định của bác sĩ khi sử dụng thuốc thì người bệnh cũng nên kiêng một số thực phẩm để cho tình trạng bệnh không trở nên trầm trọng hơn.

Nội tạng động vật: Nội tạng động vật có chứa rất nhiều vi khuẩn độc hại khiến cho người bệnh khi ăn vào có thể gặp phải tình trạng kích ứng da và khiến cho tình trạng bệnh ngày càng tiến triển nặng hơn.

Sữa tươi

Sữa: Những chất có trong sữa có thể khiến cho người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, đặc biệt là những ai có cơ địa nhạy cảm. Không chỉ vậy chất casein còn hấp thụ rất chậm và đến 7-8h thì mới có thể tiêu hóa hết được. Do đó, những ai đang mắc phải bệnh chàm eczema cần hạn chế sử dụng các sản phẩm làm từ sữa.

Hải sản các loại: Hải sản có chứa rất nhiều chất đạm, chất dinh dưỡng nhưng chúng lại dễ gây dị ứng và ngứa khi ăn, đặc biệt những người có cơ địa mẫn cảm. Vì vậy những ai có tiền sử dị ứng hoặc có nguy cơ bị eczema cần phải kiêng đồ hải sản để ngăn chặn không làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh và để bệnh không có cơ hội phát triển nhanh hơn.

Thịt bò: Thịt bò tuy chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại dễ gây nên các cơn ngứa, gây dị ứng. Một số thống kê đã chỉ ra rằng nhiều bệnh nhân sau khi ăn thịt bò thì bệnh tình đã trở nên trầm trọng hơn hoặc tái phát lại.

Thịt gà: Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, những người ăn thịt gà khi bị bệnh đều khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng, gây khó khăn trong quá trình điều trị và bệnh tăng nguy cơ tái phát nhiều lần.

Thực phẩm lên men và các hoa quả có vị chua: Các món ăn lên men như dưa muối, cà muối tuy ăn ngon miệng nhưng lại rất độc hại đối với sức khỏe, nhất là những người bị eczema.

Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành: Đậu nành và các thực phẩm từ đậu nành như sữa, đậu phụ, tào phớ cũng có thể gây dị ứng và liên quan đến bệnh chàm eczema. Do đó, những ai đang mắc phải căn bệnh này tốt nhất nên tránh xa.

Bị chàm eczema nên ăn gì?

Bị chàm eczema nên ăn gì?

Một số thực phẩm được xem là có tác dụng hỗ trợ rất tốt trong việc làm giảm nhẹ các triệu chứng cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát.  Dưới đây là danh sách mà người bệnh nên ăn:

Dầu hạt lanh: Đây là nguồn cung cấp axit báo thiết yếu ngoài ra, dầu hạt lanh còn có tác dụng ngăn chặn không cho hình thành yếu tố gây viêm. Sử dụng các món ăn hàng ngày sẽ giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh.

Dầu cá: Dầu cá có chứa hàm lượng axit béo omega 3 có tác dụng cải thiện những triệu chứng viêm nhiễm. Người bệnh nên bổ sung dưới dạng viên nang mỗi ngày.

Dầu anh thảo: Loại dầu này có chứa lượng cao axit béo mega 6 giúp chữa lành những các triệu chứng có liên quan đến mụn nước do bệnh chàm gây nên. Dùng với liều lượng 2-4 gam dầu anh thảo buổi tối cùng với bữa ăn là điều cần thiết để ngăn ngừa bệnh chàm.

Kẽm: Kẽm là một trong những vi chất có tác dụng ngăn chặn không cho bệnh chàm có cơ hội tái phát. Bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu chất kẽm như hàu, đậu hà lan, thịt lợn, gạo nâu, bột yến mạch… Tuy nhiên bạn không nên dùng quá 30mg kẽm mỗi ngày để tránh dư thừa.

Thực phẩm giàu chất oxy hóa Curcumin: Người bị bệnh chàm cũng nên bổ sung các thực phẩm giàu chất oxy hóa Curcumin, chất này có nhiều nhất trong nghệ. Bổ sung nghệ và các loại thức ăn chế biến cùng nghệ sẽ giúp cho các vết Eczema giảm ngứa, giảm chảy dịch chảy mủ. Đồng thời còn nhanh lành lại hơn. Người bệnh có thể uống tinh bột nghệ hoặc kết hợp tinh bột nghệ với mật ong để mang lại hiệu quả cao.

Hy vọng, với những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh chàm eczema Nếu bạn còn bất cứ băn khoăn, thắc mắc nào cần được giải đáp hãy liên hệ ngay với chúng tôi.

Σχόλια
Trackback URL:

Κανένα σχόλιο ακόμα. Να είστε ο πρώτος.