Blogs

« Zurück

Bệnh nổi mề đay vào ban đêm là gì, nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Nổi mề đay vào ban đêm là bệnh lý thường gặp ở nhiều đối tượng. Nếu không được chữa trị kịp thời nổi mề đay về đêm có thể đem lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

Trẻ hay bị nổi mề đay về đêm, các triệu chứng hay xuất hiện vào khoảng 7 đến 8 giờ tối và gây khó chịu nhất là vào lúc 1 giờ đêm, đến lúc sáng sớm thì lại biến mất không để dấu vết gì. Vùng da bị nổi mề đay mẩn ngứa thường bị nóng rát, ngứa, càng gãi càng ngứa và gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Dù là người lớn hay trẻ nhỏ khi bị nổi mề đay vào ban đêm đều cảm thấy rất mệt mỏi, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và tinh thần.

Nổi mề đay về ban đêm không chỉ gây ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ của người bệnh mà nó còn tác động không tốt đến công việc cũng như việc học tập của họ. Việc xác định được nguyên nhân bị nổi mề đay vào ban đêm đóng vai trò rất quan trọng trong việc chữa trị cũng như phòng ngừa căn bệnh này.

Nguyên nhân nổi mề đay vào ban đêm

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới hiện tượng nổi mề đay vào ban đêm, có thể kể đến các yếu tố chủ yếu như:

  • Do giường chiếu, chăn màn, quần áo chưa được vệ sinh. Chỗ ngủ hàng đêm của chúng ta có chứa rất nhiều loại vi khuẩn, bụi bẩm bám vào, và bất kỳ ai cũng có thể nhiễm bệnh mề đay dị ứng nếu những vật dụng quen thuộc này không được giặt sạch sẽ thường xuyên.
  • Không khí ban đêm ẩm thấp, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển
  • Dị ứng do lông vật nuôi như lông chó, lông mèo hoặc do côn trùng cắn, các loại hoa nở vào ban đêm, …

Tham khảo:

  • Bị nổi mề đay về đêm mẩn ngứa do nhiễm nấm: vùng da hay bị nấm nhất đó là ở chân tuy nhiên những bộ phận khác vẫn có nguy cơ nhiễm cao. Muốn trị nấm triệt để thì ngoài việc bôi thuốc cần chú ý vệ sinh thân thể và chỗ ở thật sạch sẽ.
  • Ngoài những yếu tố trên thì dị ứng thời tiết cũng có thể là tác nhân gây nên tình trạng này.
  • Nổi mề đay về đêm cũng là triệu chứng của một số những bệnh lý liên quan đến thận, gan, hệ tiêu hoá,… Như khi chức năng gan bị suy giảm, chất độc không được đào thải khỏi cơ thể cũng có thể gây ngứa. Hay bệnh nhân bị tiểu đường cũng có thể thường xuyên bị nổi những vết mẩn ngứa khó chịu. Đối với phụ nữ có sự thay đổi nội tiết tố nhiều như lúc mang thai cũng sẽ rất dễ bị nổi mẩn ngứa, phát ban.

Điều trị nổi mề đay vào ban đêm

Nhiều trường hợp bị nổi mề đay về đêm bị dị ứng chỉ trong một thời gian ngắn, sau đó là hết bệnh và không còn mắc lại lại nữa, tuy nhiên cũng có những trường hợp bệnh kéo dài không khỏi.

Hiện nay, loại thuốc được sử dụng phổ biến để điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa đó là thuốc Hyland’s Hives. Đây là loại thuốc điều trị rất hiệu quả cho những bênh nhân bị nổi mề đay về đêm với các thành phần chủ yếu là thảo dược thiên nhiên. Bao gồm: Apis Mellifica 3X HPUS, Natrum Muriaticum 6X HPUS, Urtica Uren 3X HPUS và Arsenicum Album 6X HPUS. Liều lượng dùng thuốc với người lớn là khoảng 4 giờ ngậm một lần từ 2 cho đến 3 viên, trẻ em từ 6 đến 12 tuổi thì ngậm bằng một nửa của người lớn.

Ngoài ra, khi thấy có xuất hiện hiện tượng nổi mề mề đay, người bệnh nên giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, hạn chế gãi làm những tổn thương trên da lan rộng hơn, có thể dẫn tới bệnh trầm trọng hơn và gây ra những di chứng sau này

Nếu bạn chưa rõ tình trạng dị ứng của mình cụ thể như thế nào thì bạn cần đi gặp bác sỹ chuyên khoa để được tư vấn và có biện pháp điều trị kịp thời. Không nên để tình trạng bệnh kéo dài dai dẳng, sẽ gây khó khăn cho việc chuẩn đoán và điều trị. Việc xác định được nguyên nhân và cách chữa trị bệnh nổi mề đay vào ban đêm cũng như các căn bệnh khác là cách để bạn và gia đình bạn luôn khoẻ mạnh, có một cuộc sống bình yên, hạnh phúc và thoải mái.

Xem thêm:

Kommentare
Trackback-URL:

Noch keine Anmerkungen Fangen Sie an